Trước tiên để bảo vệ máy tính tránh sự quá nhiệt, bạn cần sử dụng một quạt CPU loại tốt và dùng keo giải nhiệt đúng cách. Tôi sẽ có gắn có bài viết riêng về “Hướng dẫn dùng keo giải nhiệt đúng cách“.
Một cách khác nữa là bạn bật chức năng cảnh báo quá nhiệt trong trình CMOS setup.
Trong trình CMOS setup bạn sẽ thấy vài chức năng để cảnh báo quá nhiệt. Dĩ nhiện là cần bật chức năng báo động khi quá nhiệt (mà âm thanh như tiếng xe cứu hỏa khi xảy ra quá nhiệt) hoặc chọn chức năng tự động tắt máy khi quá nhiệt (xem hình ở trên).
Nếu bạn đang sử dụng các tùy chọn này, hãy cẩn thận để không phải cấu hình với một giá trị quá thấp. Vì khi đó máy tính sẽ phát âm thanh báo động hoặc tự động tắt máy tính trong nhiệt độ bình thường của nó (do ta cài đặt nhiệt độ quá thấp). lqv77 tôi khuyên bạn nên để các chương trình đo nhiệt độ CPU khi bạn đang chạy một chương trình nặng (các games 3D, đồ họa, chuyền đổi video…) và thực hiện việc cài đặt báo quá nhiệt thích hợp.
Thông qua tiện ích này, ta còn có thể theo dõi tốc độ quay của các quạt làm mát, đặc biệt là quạt CPU. Bạn có thể bật cảnh báo khi quạt bị ngừng quay hoặc tăng tốc độ quạt khi nhiệt độ CPU tăng. Việc làm này cũng sẽ làm giảm tiếng ồn phát ra do các quạt làm mát. Vì CPU chỉ thực sự tăng nhiệt độ khi ta đang chạy các ứng dụng nặng (như games 3D, đồ họa…).
Các thiết lập trên còn tùy theo từng loại mainboard, đừng ngặc nhiên khi thấy máy của người ta có thêm 1 loại cảnh báo khác mà mình không có
có thể sử dụng keo giải nhiệt
Giới thiệu:

Bộ xử lý ngày một nhanh hơn, thêm vào việc nếu phải xử lý trong tình trạng overclock thì việc quan tâm đến vấn đề giải nhiệt là điều rất cần thiết. Lấy một ví dụ: bộ vi xử lý 486DX2-66 tiêu hao từ 3w đến 6w trong khi một bộ vi xử lý Pentium 4 tốc độ 3.8 GHz thì tiêu hao lên đến 115w. Vì lý do đó mà việc không giải quyết tốt vấn đề nhiệt độ tỏa ra có thể làm ảnh hưởng đết hoạt động của toàn bộ hệ thống máy tính. Khi đó, các vấn đề không mong muốn có thể xảy ra như: máy hay bị treo, tự động reset, tuổi thọ của CPU chắc chắn sẽ bị giảm thậm chí quá nóng sẽ dẫn đến chết CPU.

Một số giải pháp được đề ra để giải quyết vấn đề nhiệt độ như: thay mainboard kích thước lớn hơn thay vì một mainboard có kích thước quá nhỏ sẽ giúp tôi ưu hóa việc lưu thông không khí bên trong thùng máy hay sử dụng hệ thống làm mát máy bằng chất lỏng vừa cao cấp vừa đắc tiền.

Dĩ nhiên các giải pháp nêu trên là quá tốn kém và không ai lại chịu chi ra một số tiền lớn để giải quyết vấn đề này. Những người tư vấn bán hàng dường như không bao giờ đề cập đến vấn đề “giải nhiệt” cho máy tính vì tâm lý khách hàng luôn luôn chỉ quan tâm đến “giá cả”. Còn vấn đề “làm mát” cho máy phải chăng chỉ dành cho dân độ máy “chuyên nghiệp” ?

Nhưng một giải pháp đơn giản và rẻ tiền lại làm tăng khả năng giải nhiệt của quạt làm mát làm giảm quá trình quá nhiệt của bộ vi xử lý đó chính là việc dùng keo giải nhiệt.

Người sử dụng keo giải nhiệt được gì ?

Thiết bị để làm giảm nhiệt độ bộ vi xử lý gọi là bộ giải nhiệt (Cooler). Mỗi bộ vi xử lý đều được nhà sản xuất kèm theo bộ giải nhiệt này. Việc sử dụng không đúng cách hoặc không tương ứng (quá nhỏ hoặc dùng bộ giải nhiệt của loại CPU quá củ) sẽ dẫn đến sự quá nhiệt.

Nhưng nếu chỉ có bộ giải nhiệt không thôi thì chưa thể giải quyết vấn đề quá nhiệt. Giữa bộ vi xử lý và bộ giải nhiệt còn có một “vật chất” giúp chuyển giao nhiệt độ.

Bề mặt tiếp xúc giữa bộ vi xử lý và bộ tản nhiệt không phải là 2 mặt phẳng. Giữa chúng vẫn còn có khe hở và việc giải nhiệt trực tiếp không được hoàn hảo 100%. Hãy nhìn bề mặt tiếp xúc của bộ vi xử lý và bộ tản nhiệt khi ta phóng to gấp nhiều lần. Giữa chúng vẫn còn khe hở và không khí ở giữa không phải là môi trường tốt cho việc “giải nhiệt” và dẫn đến sự quá nhiệt.


Bề mặt tiếp xúp của CPU và bộ tải nhiệt

Để giải quyết vấn đề nên trên, giải pháp đưa ra đó chính là dùng keo giải nhiệt. Keo giải nhiệt sẽ lấp đầy những khoảng trống và nhiệt độ sẽ chuyển giao dễ dàng hơn từ bộ vi xử lý sang bộ giải nhiệt.


Keo giải nhiệt sẽ lấp đầy những khe hở

Bạn có thể dể dàng tìm mua keo giải nhiệt trong các cửa hàng bán linh kiện điện tử khu vực Chợ Nhật Tảo Tp. HCM. Và dĩ nhiên là nó rất là rẻ so với việc phải thay một CPU bị chết vì quá nhiệt.

Tiếp theo đây lqv77 tôi sẽ trình bày cách sử dụng keo giải nhiệt đúng cách và phân tích những hiểu lầm trong việc sử dụng keo giải nhiệt.

Keo giải nhiệt

Thành phần cơ bản của keo giải nhiệt gồm: silicon và oxit kẽm, có nhiều loại keo giải nhiệt cao cấp còn chứa cả gốm sứ và bạc mà hứa hẹn nhiều hiệu quả trong việc truyền nhiệt.

Giá cả thì từ vài ngàn cho một típ nhỏ cho đến vài chục ngàn cho một hủ vừa, vài trăm ngàn cho một hủ lớn và thậm chí vài chục USD cho loại cao cấp có chứa bạc trong thành phần.

Típ nhỏ keo giải nhiệt được kèm theo bộ giải nhiệt khi ta mua bộ vi xử lý. Hình bên dưới là 3 dạng chứa của keo giải nhiệt.



Ngoài ra, keo giải nhiệt còn được trét sẳn trên các bộ giải nhiệt được nhà sản xuất bán kèm theo vi xử lý hoặc các bộ giải nhiệt bán rời trên thị trường.

Các bộ giải nhiệt đi kèm theo bộ vi xử lý được gọi là “hàng zin”, hàng theo Box và chất lượng của loại bộ giải nhiệt này thì tốt hơn. INTEL và AMD khuyên bạn nên sử dụng bộ giải nhiệt zin kèm theo này.



Bộ giải nhiệt cho Pentium 4 có trét sẳn keo giải nhiệt

Bộ giải nhiệt cho Athlon 64 kèm keo giải nhiệt

Bộ giải nhiệt cho AMD 462 kèm keo giải nhiệt

Các loại keo giải nhiệt kèo theo bộ giải nhiệt trong các hình trên là loại tốt hơn các loại keo giải nhiệt thông thường trên thị trường. Dĩ nhiên nếu bạn đủ tiền mua loại keo giải nhiệt có chứa Bạc trong thành phần thì nên chùi sạch keo zin để tha keo có Bạc tốt hơn nhé.

Dĩ nhiên việc dùng keo giải nhiệt phải đúng cách và cũng có chút ít phiền toái. Thứ nhất, keo chỉ dùng được 1 lần, khi lâu ngày nó sẽ bị khô và có khi sẽ làm dính chặt bộ vi xử lý với bộ tải nhiệt gây khó khăn trong việc tháo rời. Khi ta tháo rời bộ giải nhiệt và bộ vi xử lý ra nên chùi thật sạch lớp keo đã khô cũ và trét lớp keo mới lên. Vì lớp keo khô củ gần như không còn tác dụng truyền nhiệt tốt.

Vài trường hợp khi mua bộ tản nhiệt hoặc các bộ tản nhiệt kèm bộ vi xử lý có một lớp như là nilon hay mica gì đó để bảo vệ lớp keo giải nhiệt khỏi phải bị bung ra thì phải tháo bỏ lớp nilon hay mica này ra trước khi sử dụng bộ tản nhiệt.


Bộ giải nhiệt socket 7 với miếng cao su phải tháo ra

Nhiều người cho rằng tra nhiều keo giải nhiệt thì tốt hơn. Nhưng nên lưu ý rằng một số keo giải nhiệt có thành phần là Bạc nếu để vương vãi vào trong mainboard có thể gây “ngắn mạch” (chập mạch) làm cháy và chết mainboard.