Kỹ thuật khò hàn và thay tháo I/O, IC và các linh kiện trên main laptop.
Những việc tưởng chừng như đơn giản và nhỏ bé thế nhưng, nó lại trở lên rất quan trọng đối với một người
kỹ thuật sửa chữa. Kỹ năng khò hàn góp phần đáng kế trong quá trình sửa chữa một chiếc main laptop. Nếu
bạn thiếu kỹ năng khò hàn có thể gây ra những lỗi phát sinh mà ta không thể khắc phục được. Ví dụ bạn khò
quá nhiệt dẫn tới rộp main hay làm chết IC... Một số kỹ năng khò hàn và thay tháo linh kiện trên main
laptop.
Cần chuẩn khò, hàn, nhíp, mỡ hàn, thiếc hàn và nước rửa mạch...
Để lấy I/O ra khỏi main và hàn lại
+ Để khò I/O ra khỏi main: trước hết chúng ta dùng mỏ hàn và mỡ hàn vuốt bóng chân I/O. Lưu ý di chuyển
đầu mỏ hàn, tránh làm mất linh kiện xung quanh I/O như tụ điện và điện trở... Sau khi chân I/O đã bóng
thiếc, chúng ta chỉnh gió và nhiệt thích hợp bắt đầu khò. Ban đầu chúng ta khò I/O với phạm vi rộng khò
đều, tránh khò tập trung làm bề mặt main giãn nở không đều gây rộp main. Khi đã nóng đều ta tiến hành
khò đều lên chân I/O đến khi thiếc bóng, ta từ từ dùng nhíp nâng nhẹ I/O ra ngoài. Lưu ý nâng nhẹ và từ từ
để không làm bộc chân I/O trên main.
+ Để hàn I/O vào main: ta tiến hành dùng mỏ hàn vuốt phẳng thiếc trên 4 hàng chân I/O, dùng nước rửa rửa
sạch bề mặt main. Đặt I/O thật chính xác, dùng mỏ hàn cố định từng hàng chân I/O, chú ý hàn đúng chiều
I/O. Tiếp đến bù thêm thiếc, dùng mỏ hàn vuốt dọc theo hàng chân làm chân I/O ăn vào main, còn dư lại
thiếc bạn dùng mỏ hàn quẹt dọc theo chân để lấy chung ra ngoài.
Để thao tác với IC loại 4 hàng chân gầm
+ Ta tiến hành lấy IC ra ngoài: ta khò rộng và đều lên vùng IC, khi đã nóng đều ta khò tập trung lên IC khi
thấy thiếc đã bóng dùng nhíp nhấc IC ra ngoài. Lưu ý gió và nhiệt hàn để không bị thổi bay linh kiện và rộp
main, không khò quá lâu sẽ làm lỗi IC.
+ Khi khò IC vào main ta lưu ý để nguyên thiếc trên bề mặt main và bắt đầu khò rộng đều cho đến tập trung,
khi thiếc đã bóng bạn dùng nhíp nhấc IC vào và khó tới khi thiếc dưới chân IC ăn xuống main. Lưu ý đặt IC
đúng chiều và dừng lại khi đảm bảo chân IC đã xuống hết main, việc hàn hở chân IC và sai chiều sẽ gây
cháy nổ và IC và linh kiện xung quanh.
+ Đối với tụ gốm, điện trở, diot chú ý đến gió và nhiệt hàn tránh để thổi bay mất linh kiện.
+ Đối với mofet, tranzitor, bios ...ta tiến hành khò tương tự cần lưu ý đến gió và nhiệt.
Chúc các bạn sẽ làm tốt việc khò hàn các linh kiện trên main laptop.
Đăng nhận xét
Các Bạn có thể để lại nhận xét của mình tại đây!