Từ sau đó, cả Intel và AMD đã phát triển một loạt các socket và slot để có thể sử dụng CPU của họ.
Socket được sử dụng cùng với bộ vi xử lý 486 đầu tiên không phải là ZIF và cũng không cho phép bạn thay thế CPU bằng một model khác. Thậm chí socket này không có cả tên chính thức, chúng ta hãy gọi nó là socket 0. Sau socket 0, Intel đã phát hành socket 1, đây là kiểu socket có sơ đồ chân như socket 0 và thêm một chân khóa (key pin). Nó cũng được chấp thuận là chuẩn ZIF, chuẩn cho phép cài đặt một số kiểu bộ vi xử lý khác trên cùng một socket (nghĩa là trên cùng một bo mạch chủ). Các chuẩn socket khác đã được phát hành cho họ 486 sau socket 1 là socket 2, socket 3 và socket 6, mục đích nhằm để tăng số lượng các model CPU có thể được cài đặt trên socket CPU. Chính vì vậy, socket 2 chấp thuận cho các CPU mà được socket 1 chấp thuận cộng với một số model khác… Mặc dù socket 6 đã được thiết kế nhưng nó vẫn chưa bao giờ được sử dụng. Chính vì vậy chúng ta thường gọi sơ đồ chân đã được sử dụng bởi các bộ vi xử lý lớp 486 là “socket 3”. Intel đã gọi “hệ thống tăng tốc” là khả năng của một socket để chấp thuận nhiều hơn các model CPU. Intel cũng đã chấp thuận tên này cho các CPU sử dụng sơ đồ chân từ một CPU cũ, nhằm mục đích cho phép nó có thể cài đặt trên các bo mạch chủ cũ hơn.
Các bộ vi xử lý Pentium đầu tiên (60 MHz và 66 MHz) đã sử dụng chuẩn sơ đồ chân có tên gọi là socket 4, đây cũng là sơ đồ chân được cấp 5 V. Các bộ vi xử lý Pentium từ 75 MHz trở lên đều được cấp 3,3V và vì vậy yêu cầu thêm một chân mới, kiểu chân này được gọi là socket 5, không tương thích với socket 4 (ví dụ, Pentium-60 không thể cài đặt trên socket 5 và Pentium-100 không thể cài đặt được trên socket 4). Socket 7 sử dụng cùng sơ đồ chân như socket 5 cộng với một chân bổ sung (key pin), chấp thuận các bộ vi xử lý tương tự đã được chấp thuận bởi socket 5 cộng với các CPU mới, đặc biệt CPU được thiết kế bởi các công ty máy tính (sự khác biệt thực sự giữa socket 5 và socket 7 là: socket 5 luôn được cấp với các CPU 3,3V còn socket 7 lại cho phép các CPU có thể được cấp một mức điện áp khác, như 3,5V hoặc 2,8V). Super 7 socket là một kiểu socket 7 có khả năng chạy lên đến 100MHZ, được sử dụng bởi các CPU AMD. Chúng ta thường gọi Pentium Classic và các sơ đồ chân CPU có khả năng tương thích là “socket 7”.
Như những gì bạn đã thấy, các socket và sơ đồ chân ở giai đoạn này có rất nhiều lộn xộn, vì bộ vi xử lý đã cho có thể được cài đặt trên nhiều kiểu socket khác nhau. 486DX-33 có thể đựợc cài đặt trên các socket 0, 1, 2, 3 và có thể cả 6 nếu đã được phát hành.
Các nhà sản xuất CPU phải theo một lược đồ đơn giản hơn, mỗi CPU nên được cài đặt chỉ trên một kiểu socket.
Trong bảng dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê tất cả các kiểu socket và slot đã đựợc tạo bởi Intel và AMD từ CPU 486 và ví dụ về các CPU tương thích với chúng.
Socket | Số lượng chân | Ví dụ về các CPU tương thích |
Socket 0 | 168 |
|
Socket 1 | 169 |
|
Socket 2 | 238 |
|
Socket 3 | 237 |
|
Socket 4 | 273 |
|
Socket 5 | 320 |
|
Socket 6 | 235 |
|
Socket 7 | 321 |
|
Socket Super 7 | 321 |
|
Socket 8 | 387 |
|
Socket 370 | 370 |
|
Socket 423 | 423 |
|
Socket 463 | 463 |
|
Socket 478 | 478 |
|
Socket 479 (Socket M) | 479 |
|
Socket 775 (LGA775) (Socket T) | 775 |
|
Socket 603 | 603 |
|
Socket 604 | 604 |
|
Socket 771 | 771 |
|
Socket 418 | 418 |
|
Socket 611 | 611 |
|
Socket 462 (Socket A) | 453 |
|
Socket 754 | 754 |
|
Socket 939 | 939 |
|
Socket 940 | 940 |
|
Socket AM2 | 940 |
|
Socket AM2+ | 940 |
|
Socket S1 | 638 |
|
Socket F | 1,207 |
|
Slot 1 | 242 |
|
Slot 2 | 330 |
|
Slot A | 242 |
|
Đăng nhận xét
Các Bạn có thể để lại nhận xét của mình tại đây!